Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

|

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh miền núi, biên giới với 66,2% dâ;n số là đồng bào dâ;n tộc thiểu số, những năm qua, Lào Cai luôn quan tâ;m, chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động là người dâ;n tộc thiểu số nói riêng. Những giải pháp cụ thể, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn địa phương, đã đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác đào tạo nghề, thể hiện vai trò tích cực của đào tạo nghề trong nâ;ng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dâ;n tộc thiểu số.

Kiện toàn hệ thống và chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hiện nay, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Lào Cai đã được hình thành và phát triển theo quy hoạch, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo cả 3 cấp trình độ: Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Trên tinh thần thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, Lào Cai tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, tăng quy mô, nâ;ng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

 
Thầy Đỗ Văn Cốt, Giám đốc Trung tâ;m GDNN - GDTX huyện Sa Pa
tại Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2018.

Đến nay, hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 14 trường, trung tâ;m giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 1 trường Cao đẳng, 1 trường Trung cấp, 12 Trung tâ;m giáo dục nghề nghiệp (11 trung tâ;m công lập và 1 trung tâ;m tư thục) và 3 trung tâ;m có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ.

Quy mô, cơ cấu các ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nói chung, đồng bào dâ;n tộc thiểu số nói riêng và nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài Tỉnh. Các chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chủ yếu là đồng bào dâ;n tộc thiểu số được xâ;y dựng mới, chỉnh sửa phù hợp với ngành nghề, trình độ nhận thức của người lao động. Lao động là người dâ;n tộc thiểu số được lựa chọn các hình thức học nghề, ngành nghề cần học và phương thức tự tạo việc làm phù hợp với bản thâ;n. Đồng thời, những điển hình cá nhâ;n và tập thể, những mô hình làm hay, làm tốt về dạy nghề được tuyên truyền quảng bá và nhâ;n rộng, góp phần đạt được các mục tiêu chung về chất lượng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động người dâ;n tộc thiểu số.
 
Hiệu quả thiết thực của các chính sách đào tạo nghề

Nhờ những chính sách hay, cách làm hiệu quả, giai đoạn 2010-2019, Lào Cai đã triển khai đào tạo nghề cho hơn 100 nghìn lao động là người dâ;n tộc thiểu số, chiếm 70,4% tổng số lao động học nghề của cả tỉnh. Số lao động nông thôn được hưởng hỗ trợ từ nguồn ngâ;n sách đối với trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là gần 29 nghìn lao động. Trong đó có trên 80% là người dâ;n tộc thiểu số tham gia học nghề, chủ yếu là người dâ;n tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, Xa Phó,… Lao động sau khi học nghề đã được các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc, một số tự tạo việc làm, tham gia sản xuất tại địa phương, tham gia các công trình xâ;y dựng nông thôn mới tại thôn, bản, xã…

Có thể nói, thành tựu lớn nhất trong việc đào tạo nghề cho lao động người dâ;n tộc thiểu số của Lào Cai là đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dâ;n về hiệu quả của công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết 
việc làm sau đào tạo; giúp cho người lao động có trình độ, tay nghề nhất định, có kiến thức về hội nhập kinh tế, về các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và kiến thức để khởi nghiệp… Qua đó, đồng bào dâ;n tộc thiểu số phát huy được nội lực, quyết tâ;m giảm nghèo, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước. Trong 3 năm của giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ giảm nghèo của Lào Cai đạt 6,02%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thức XV của Tỉnh đã đề ra./.
 
 Đinh Văn Thơ
Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai

 
 

 

Trang web cá cược điện tử Jiaduobao